Tiêu chuẩn nước hồ bơi theo TT-BVHTTDL
Tiêu chuẩn nước hồ bơi nằm trong Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây!
Tiêu chuẩn nước hồ bơi – Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL
1. Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn về nước bể bơi là vô cùng cần thiết. Con người cần phải kiểm soát được mức độ an toàn về nguồn nước mà mình đang sử dụng. Do vậy, Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã quy định rõ. Cụ thể như sau:
Bảng tiêu chuẩn nước hồ bơi
Tiêu chuẩn | Chỉ tiêu | Áp dụng |
Độ trong | >25 độ sneller | Nhìn thấy đáy bể |
Độ màu | <5 hoặc 6 đơn vị trong thang màu | Bể bơi ngoài trời |
<2 đơn vị trong thang màu | Bể bơi trong nhà | |
Hàm lượng chất vẩn đục | <2mg/l | Bể bơi ngoài trời |
<1mg/l | Bể bơi trong nhà | |
Độ pH | 7.3-7.6 | Chung |
Độ cứng (tính theo CaCO3) | 500mg/l | |
Clorua | <0.5mg/l | |
Amoniac | <0.5mg//l |
2. Tiêu chuẩn cụ thể về hóa chất
Bên cạnh độ pH và Clo, trong nước bể bơi cũng chứa nhiều các kim loại và nhiều chất khác. Do vậy, tiêu chuẩn về lượng hóa chất bể bơi vô cùng cần thiết và đảm bảo tuân thủ tuyệt đối. Wasaco xin cung cấp cho bạn bảng thông số cụ thể như sau:
Bảng tiêu chuẩn hóa chất trong nước
Thông số | Chỉ số tiêu chuẩn |
pH | 6.5-8 |
Độ màu | 5-50 |
Độ cứng (NaCO3) | 150-500 Pt – C0 |
Tổng lượng kiềm | 50-80mg/l |
Chất rắn lơ lửng | < 20mg/l |
Oxy hòa tan | > 6mg/l |
Asen | < 0.05mg/l |
Cadimi | < 0.01 mg/l |
Chì | < 0.05 mg/l |
Crôm | < 0.05mg/l |
Xyanua | < 0.01 mg/l |
Đồng | < 1mg/l |
Florua | < 1mg/l |
Kẽm | < 0.5mg/l |
Manga | 0.1 mg/l |
Amoniac | < 0.005mg/l |
Phenol | < 0.001mg/l |
Sắt | 1-5mg/l |
Sunphat | 200-400mg/l |
Thủy ngân | < 0.001mg/l |
BOD | 0-25 mg/l |
COD | 35 mg/l |
Fecalcoli | 0 MPN/100ml |
Coliform | 3 MPN/100ml |
3. Tiêu chuẩn về nồng độ Clo trong nước
Clo là loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong quá trình xử lý nước và vệ sinh hồ bơi. Tuy nhiên, nước thừa Clo hay còn gọi là Clo dư sẽ tới mất an toàn cho sức khỏe của con người. Việc bơi lội, tắm rửa hoặc uống nước hàm lượng Clo cao sẽ gây độc cho người sử dụng.
Nước dư Clo có mùi khó chịu và vị khó uống, tùy lượng nước uống và thời gian sử dụng, tùy từng người sẽ khác nhau. Về cơ bản nước Clo có mùi hăng khó chịu, hít trong thời gian dài có thể tổn thương hệ hô hấp, khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt,… Tiếp xúc nước có lượng Clo dư có thể làm kích ứng mắt và da.
Vì vậy cần hết sức chú ý đến nồng độ Clo dư trong nước bể bơi và xử lý ngay nếu vượt mức cho phép. Tiêu chuẩn quy định về độ an toàn nước bể bơi với nồng độ Clo là từ < 0.5 mg/l.
Tìm đọc cụ thể hơn về Clo dư có trong bài viết này: https://wasaco.vn/blog/clo-du-la-gi
Tiêu chuẩn nước cấp cho bể bơi
Nguồn cấp nước cũng là yếu tố quan trọng, là tiêu chuẩn nước bể bơi mà nhà quản lý hoặc chủ bể bơi cần quan tâm. Đối với các hồ bơi không có hệ thống lọc thì phải vệ sinh và thay nước bể bơi ít nhất 1 lần mỗi tuần. Các bể được trang bị hệ thống lọc như bình lọc bể bơi cần vệ sinh tối thiểu 1 lần/tháng.
Tiêu chuẩn nguồn cấp nước do Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT có các thông số cụ thể về hàm lượng các chất như sau
Chỉ số | Giới hạn cho phép | SMEWW (*) | Cấp độ giám sát(**) |
Màu sắc | 15 TCU | TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887- 1985) hoặc SMEWW 2120 | A |
Mùi vị | Không có mùi lạ | Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B | A |
Độ đục | 5 NTU | TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B | A |
Clo dư | 0.5 mg/l | SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 | A |
pH | 6 ~ 8.5 | TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ | A |
Amoni | 3 mg/l | SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D | A |
Sắt tổng | 0.5 mg/l | TCVN 6177- 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe | B |
Pecmanganat | 4 mg/l | TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) | A |
Độ cứng | 350 mg/l | TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C | B |
Clorua | 300 mg/l | TCVN 6194 – 1996 (ISO 9297- 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D | A |
Florua | 1.5 mg/l | TCVN 6195- 1996 (ISO 10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F | B |
Asen tổng | 0.05mg/l | TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B | B |
Coliform tổng | 150 vi khuẩn/100ml | TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 | A |
E.coli/Coliform chịu nhiệt | 20 vi khuẩn/100ml | TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308-1,2- 1990) hoặc SMEWW 9222 | A |
(*) Smeww là gì?
Smeww là viết tắt của từ “Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater”, nghĩa là “Phương pháp chuẩn cho việc kiểm tra nước và nước thải”. Mỗi một thông số trong nước cần phương pháp thích hợp và chuẩn xác để đo, và đi kèm tiêu chuẩn (TCVN) để quy định rõ ràng.
(**) Cấp độ giám sát là gì?
Cấp độ giám sát nguồn nước A và B được quy chuẩn cụ thể như sau:
Cấp độ A: Tần suất thực hiện theo dõi, giám sát và xét nghiệm nước
- Sở thể thao thực hiện 1 tháng/ lần
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện 3 tháng 1 lần.
Cấp độ B: Tần suất thực hiện theo dõi, giám sát và xét nghiệm nước
- Sở thể thao thực hiện 3 tháng 1 lần.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện 6 tháng 1 lần.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp giám sát đột xuất được thực hiện với các tiêu chí sau:
- Kiểm tra nước để đảm bảo an toàn, điều tra dịch tễ để khoanh vùng nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
- Được tiến hành thực hiện khi có các yêu cầu riêng biệt khác.
Kiểm tra nồng độ các nguồn nước thường xuyên
Tóm lại, trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn nước hồ bơi chính xác nhất. Theo đó các đơn vị quản lý bể bơi cần bám sát và tuân thủ chắc chẽ các quy định này để đảm bảo an toàn cho người bơi.