Độ pH là gì? pH có ý nghĩa gì? Công thức tính Nồng độ pH

06/12/2021 13:44 UTC - Lượt xem: 65277

Độ pH là gì Đơn vị này có ý nghĩa như thế nào? Làm sao để đo và tính nồng độ pH chuẩn và bằng công thức nào? Wasaco sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thang đo này thông qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé

Độ pH là gì

Độ pH là gì

 

pH là gì? Độ pH hiểu thế nào cho đúng?

pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H3O⁺ (H+) trong dung dịch. Trong môi trường dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó có thang đo cụ thể và số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của các ion hiđrô trong dung dịch.

Thang đo pH là logarit âm của nồng độ ion hydro (H+) chạy từ 0 đến 14. Giá trị pH là biểu thức của tỷ lệ [H+] đến [OH-]. Độ pH được dùng để phân biệt các loại dung dịch hay đặc tính riêng của từng loại môi trường. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm. Vậy nên:

  • Nếu [H+] > [OH-]: dung dịch có tính axit
  • Nếu [H+] < [OH-]: dung dịch có tính bazơ

Công thức tính pH

Theo quy ước chuẩn xác định tính chất của môi trường dung dịch:

  • pH 7 thì môi trường dung dịch trung hòa như nước sạch tinh khiết.
  • 0 ≤ pH < 7 thì dung dịch đó có môi trường tính axit .
  • pH > 7 thì môi trường dung dịch đó có tính kiềm (bazơ).

Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay cực kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14. Vậy pH tính thế nào?

Công thức chung tính pH: pH = -log [H+]

Trong đó:

  • H+ biểu thị hoạt độ của các ion H+ (ion hidronium) và OH- là biểu thị hoạt độ của ion OH- (ion hydroxit) được đo theo đơn vị là mol/l.
  • Log10 biểu thị lôgarit cơ số 10, và pH vì thế được định nghĩa là thang đo lôgarít của tính axít.

Ngoài ra, công thức có thể biểu hiện dưới dạng công thức: [H+][OH-] = 10-14

Ví dụ: Dung dịch mang tính axit có pH=8.2 sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/L, hay khoảng 6.31 × 10−9 mol/L. Một dung dịch có hoạt độ của [H+] là 4.5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 × 10−4), hay khoảng 3.35, khi đó dung dịch là môi trường kiềm (bazo).

 

Độ pH của các dung dịch phổ biến

Độ pH của các dung dịch phổ biến

 

Các phương pháp xác định nồng độ pH

Chất chỉ thị được dùng để đo pH của dung dịch hóa chất khác. Các chất chỉ thị phổ biến là giấy quỳ, phenolphthalein, cam mêtyl và xanh brômothymol. Tuy nhiên cách dùng chất chỉ thị thường chủ yếu sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Dưới đây là tổng hợp cho một số phương pháp khác phổ biến để xác định nồng độ pH. Cùng tìm hiểu nhé!

#1. Quỳ tím

Dựa vào màu sắc của giấy quỳ tím để người dùng xác định được môi trường của dung dịch mang tính axit hoặc bazơ. Cách sử dụng khá đơn giản, nhúng một phần giấy quỳ tím vào dung dịch cần đo. Nếu quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu đỏ, đó là axit. Quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu xanh là môi trường kiềm.

Sử dụng quỳ tím để đo nồng độ pH

Sử dụng quỳ tím để đo nồng độ pH

 

Đây là phương pháp đơn giản với chi phí thấp, thường được ứng dụng nhiều trong phòng thí nghiệm, giáo dục.. cho kết quả nhanh. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm không xác định được chính xác nồng độ pH cụ thể.

#2. Máy đo pH

Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất hiện nay đo nồng độ pH chính xác nhất. Có những máy đo xác định đến 2 con số thập phân giá trị pH. Ưu điểm khi sử dụng máy đo là xác định được hầu hết nồng độ pH của tất cả các dung dịch với thao tác nhanh, kết quả lưu trữ trên máy tính. Tuy nhiên, chi phí mua máy khá cao.

Sử dụng máy đo nồng độ pH

 

Sử dụng máy đo nồng độ pH

 

#3. Bút đo pH

Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để đo chỉ số pH. Trên thị trường có 2 loại bút đo thông dụng gồm bút đo pH đất và bút đo pH nước. Bút đo là thiết bị nhỏ gọn, linh hoạt di chuyển mọi nơi cũng như bảo quản dễ dàng với tốc độ kiểm tra pH nhanh. Tuy nhiên, độ chính xác của bút đo không tuyệt đối như khi bạn sử dụng máy đo.

Sử dụng bút đo pH

 

Sử dụng bút đo pH

 

#4. Test Sera

Bộ test Sera là thương hiệu nổi tiếng của Đức gồm 1 chai thuốc thử, 1 bảng màu và 1 ống nghiệm để test nước. Sử dụng phương pháp này giúp bạn kiểm tra nhanh nồng độ pH, có thể sử dụng tối đa 100 lần test. Giá thành bộ test khá rẻ tuy nhiên, phương pháp này chỉ kiểm tra được nồng độ pH chủ yếu ở môi trường nước.

Tham khảo thêm một số bộ test thử nước kiểm tra nồng độ pH mà Wasaco phân phối:

Ý nghĩa của độ pH – nó ảnh hưởng tới đời sống thế nào?

Chỉ số pH có tầm ảnh hưởng quan trọng đến cả nguồn nước và sức khỏe của người dùng, cụ thể:

1. Đối với nguồn nước

pH không những ảnh hưởng đến vị của nước mà nó còn tác động mạnh đến tính ăn mòn của thiết bị và đường ống. Trong điều kiện môi trường pH thấp, Clo có khả năng khử trùng mạnh. Vì vậy, người dùng cần chú ý đến chỉ số pH và nồng độ Clo có trong nguồn nước, kéo dài tuổi thọ của thiết bị cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bơi.

2. Đối với sức khỏe

Nguồn nước hấp thụ vào cơ thể người dùng cũng cần được chú trọng. Trong trường hợp nguồn nước có pH <7 thì phần lớn nước đó chứa ion gốc axit. Bằng chứng rõ nhất bạn có thể nhận thấy dễ dàng tình trạng hỏng men răng, nếu sử dụng nước lâu dài gây ra các bệnh sỏi thận, sỏi mật.

Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng của mỗi người là duy trì được chỉ số pH của chất lỏng bên trong cơ thể, tránh để mất tình trạng cân bằng. Bởi nếu cơ thể có chỉ số pH dưới mức trung bình, tính axit sẽ bào mòn tế bào, khiến cơ thể mỏi mệt, gây ra hiện tượng lão hóa sớm.

Nồng độ pH của một số chất, vật phổ biến

Với mỗi một chất khác nhau sẽ có độ pH khác nhau, Wasaco sẽ liệt kê chỉ số pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay:

1. Đất

Việt Nam có 3 loại đất cơ bản:

  • Đất kiềm có pH = 7 là loại đất ít dinh dưỡng, phổ biến ở địa hình khu vực miền Tây Nam Bộ, không thích hợp để trồng cây.
  • Đất trung tính có pH = 7 thích hợp để trồng cây nhiệt đới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Đất chua có pH <7 và đất phèn có ph <4. Cây trồng thích hợp với đất có chỉ số pH trong khoảng từ 4 đến 7.

2. Nước

Nước có đa dạng các loại từ nước ngọt, nước mặn, nước phèn với mỗi loại nước lại có độ pH riêng, chẳng hạn: Theo tiêu chuẩn, chỉ số pH của nước sinh hoạt dao động từ 6 – 8,5 còn với nước uống sẽ có chỉ số từ 6,5 – 8,5. Chỉ số pH của nước sạch là 7….

3. Sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt không còn quá xa lạ với phái nữ nhưng ít người quan tâm đến chỉ số pH trong sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất và hiệu quả của nó. Trong thành phần sữa rửa mặt có chứa nguyên tố lưu huỳnh tồn tại dưới dạng hợp chất axit. Vì vậy, bạn cần chọn được loại sữa rửa mặt có chỉ số pH lý tưởng từ 6 – 6,5.

4. pH của axit

Trong thang đo pH, axit có độ pH từ 0 < pH <7, các hóa chất có tính axit thường gặp là HCl, H2SO4…

5. pH của bazơ

Bazơ còn được gọi với tên khác là kiềm có chỉ số pH > 7 . Các hóa chất mang tính kiềm chúng ta thường gặp bao gồm NaOH, KOH…

6. Máu người

Thông thường, máu chảy qua tĩnh mạch có pH dao động từ 7.35 – 7.45. Vì vậy, khi chỉ số pH vượt quá phạm vi chỉ bằng 1/10 đơn vị ppm cũng có thể gây tử vong.

 

pH của máu chuẩn là bao nhiêu

pH của máu chuẩn là bao nhiêu

 

7. Nước tiểu

Chỉ số pH trong nước tiểu của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần đi theo dõi sức khỏe định kỳ bằng cách xác định nồng độ nước tiểu để kiểm tra bệnh về suy thận, đái tháo đường, viêm dạ dày, sỏi thận… Trung bình một người trưởng thành có chỉ số pH trong nước tiểu dao động từ 4.6 – 8.

Cách cân bằng độ pH như thế nào?

Wasaco sẽ hướng dẫn người dùng một số cách cân bằng chỉ số pH hiệu quả, đơn giản như sau:

1. Đối với cơ thể người

Nồng độ pH trong cơ thể người CHUẨN sẽ dao động từ 7,3 – 7,4 để các thế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng do chúng ta ăn uống không khoa học và lành mạnh, do môi trường sống ô nhiễm…, nên cơ thể mất đi tính kiềm, chuyển sang tính axit dư thừa, gây ra bệnh ung thư, tiểu đường…

Để cân bằng chỉ số pH trong cơ thể người, bạn cần:

  • Ăn nhiều rau củ quả có màu xanh như cải bó xôi, ớt chuông, cần tây, bơ
  • Bạn cần suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
  • Thường xuyên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

2. Cân bằng độ pH cho nước

Để đảm bảo nguồn nước an toàn cho sức khỏe người, có 2 phương pháp chính để cân bằng pH cho nước, gồm:

a. Phương pháp thủ công

Nếu bể bơi, hồ bơi vận hành liên tục, người dùng cần thường xuyên kiểm tra nguồn nước bằng bộ test nước. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là nước có chỉ số pH cao và nước có chỉ số pH thấp. Trong trường hợp, chỉ số pH < 6,5, bạn cần sử dụng vôi bột để điều chỉnh.

Ngoài ra, bạn cần đầu tư máy lọc nước hồ bơi/bể bơi chính hãng, chất lượng để loại bỏ được độc tố trong nước mà vẫn giữ được các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

b. Phương pháp sử dụng hóa chất

Hóa chất cân bằng pH là một trong những danh mục sản phẩm được nhiều người dùng quan tâm hiện nay. 

  • Trong trường hợp, nước bể bơi/hồ bơi có chỉ số pH cao hơn tiêu chuẩn, người dùng cần sử dụng các hóa chất sau: hóa chất pH-, HCl, phèn nhôm với liều lượng và cách sử dụng khác nhau.
  • Đối với trường hợp nước có chỉ số pH thấp hơn tiêu chuẩn, bạn nên thêm một bazơ hoặc kiềm để tăng pH hoặc dùng hóa chất pH +, Chlorine với hàm lượng vừa phải.

Wasaco tự hào là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất xử lý nước uy tín và được nhiều khách hàng tin tưởng. Các bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn chi tiết nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về độ pH là gì, cách tính, cách kiểm tra và nồng độ pH một số chất phổ biến. Qua bài viết Wasaco trên hy vọng các bạn có thêm kiến thức quan trọng về chỉ số này. 

 




Bài xem nhiều