Độ đục là gì? Têu chuẩn độ đục của nước [ CHI TIẾT ]
Độ đục của nước là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Để xác định được độ trong của nước, người ta thường sử dụng dụng cụ đo độ đục. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người dùng thông tin xoay quanh hiện tượng nước trong hay đục và tiêu chuẩn đánh giá.
Độ đục là gì? Độ đục của nước
Độ đục trong tiếng Anh là turbidity, độ đục là thước đo độ trong suốt của nước mà mắt thường không nhìn thấy được. Độ đục của nước được hiểu đơn giản là một phép đo độ trong của nước bằng phương pháp chiếu ánh sáng qua một mẫu nước nhất định để định lượng nồng độ hạt lơ lửng. Khi có càng nhiều hạt ở trong dung dịch, độ đục càng cao chứng tỏ chất lượng nguồn nước ở đó không đảm bảo.
Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng nước bị đục là gì? Hiện tượng này xảy ra do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cụ thể:
- Nguyên nhân khách quan: Do ảnh hưởng của thời tiết mưa gió thất thường, nước lũ dâng lên làm xáo động lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động – thực vật hoặc do chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp cũng gây tác động xấu đến nguồn nước hay do tác động của con người phục vụ mục đích trồng trọt….
- Nguyên nhân chủ quan: Có thể kể đến như các yếu tố hiện diện trong đường ống cấp nước bị rò rỉ hoặc việc thiết kế, bố trí giếng khoan không hợp lý dẫn tới chất lượng nước không. Đảm bảo khiến nước sinh hoạt bị đục, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Tiêu chuẩn độ đục của nước là gì?
Để xem nước có đục hay không, ta cần kiểm tra bằng cách tìm hiểu đơn vị đo thông dụng mà mọi người thường dùng. Hầu hết các đơn vị đo đều dựa trên FTU là Đơn vị đo độ đục Formazin. Ngoài ra, cũng có một số đơn vị đo khác, chẳng hạn:
- NTU: Đơn vị đo độ đục khuếch tán Nephelometric Turbidity Units được đo bằng máy đo độ đục tuân thủ các tiêu chuẩn EPA.
- FTU: Đơn vị đo độ đục Formazin (Formazin Turbidity Units).
- Đơn vị đo Formazin Nephelometric (FNU), được đo bằng tiêu chuẩn ISO 7027.
- Ngoài ra còn có đơn vị đo FAU (Formazin Formazin Attenuation Units): Đơn vị pha loãng Formazin
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn cho phép nước có độ đục ~5 NTU đối với nước sinh hoạt và tiêu chuẩn cho nước ăn cho độ đục là 2 NTU.
Độ đục có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng nước?
Độ đục là một trong những chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nước đến việc quản lý môi trường. Độ đục có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng nguồn nước:
- Tình trạng nước có độ đục cao sẽ là nơi cư trú của mầm mống bệnh, vi khuẩn, kí sinh trùng. Là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật gây bệnh.
- Độ đục cao cũng làm giảm lượng ánh sáng chiếu vào trong nước gây hạn chế quá trình quang hợp. Làm giảm lượng oxy gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, các loài thực vật thủy sinh cũng như loài sinh vật sống trong nước.
- Độ đục có tầm ảnh hưởng quan trọng trong quản lý môi trường. Cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng môi trường sống của con người.
Đo độ đục của nước bằng phương pháp nào?
Hiện nay có 2 phương pháp đo thường được sử dụng. Đó là phương pháp trực quan nhờ đĩa Secchi và phương pháp sử dụng dụng cụ đo độ đục cụ thể:
1. Phương pháp trực quan đĩa Secchi
Nếu bạn sử dụng phương pháp trực quan nhờ đĩa Secchi bằng cách. Một cái đĩa sẽ được hạ xuống nước cho đến khi bằng mắt thường, chúng ta không còn nhìn thấy được nữa. Sau đó, chúng ta sẽ quan sát độ đục dễ dàng hơn.
Đo độ đục bằng phương pháp trực quan nhờ đĩa Secchi
Mặc dù không mất nhiều chi phí nhưng kết quả thu về không đạt hiệu quả cao. Chỉ dựa theo cảm tính nên không thể đưa ra con số chính xác. Khi bạn muốn điều chỉnh độ đục trong nước sẽ rất khó để làm sạch.
2. Máy đo độ đục
Cụ thể máy đo độ đục là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Máy đo là dụng cụ chuyên dụng dùng để đo độ đục khi nước xảy ra hiện tượng đổi màu với nhiều tính năng nổi bật riêng. Đáp ứng các nhu cầu ứng dụng khác nhau. Với ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, máy đo sẽ cho ra con số chính xác hơn, kết quả nhanh hơn. Bằng việc sử dụng đơn giản thiết bị đo mà không tốn quá nhiều thời gian.
Sử dụng dụng cụ đo độ đục dễ dàng
Có nhiều thiết kế máy đo độ đục của nước khác nhau. Bạn có thể dễ dàng đo độ đục nước sông hay nước sinh hoạt để có điều chỉnh phù hợp. Giảm ô nhiễm nguồn nước.
>>> Có thể bạn quan tâm đến các sản phẩm thiết bị hồ bơi: https://wasaco.vn/thiet-bi-be-boi
Cách xử lý nước bị đục như thế nào là hợp lý?
Việc kiểm tra độ đục sẽ giúp chúng ta có cách xử lý tốt nhất vấn đề đảm bảo an toàn cho nguồn nước. Để giảm độ đục, người dùng có thể lấy nước trộn với một chất keo tụ, chẳng hạn như phèn hoặc hóa chất PAC. Việc bổ sung phèn hoặc PAC để trung hòa các chất rắn tạo thành các hạt lớn hơn. Sau đó, ta có thể tạo bể lắng để đưa nước qua và thực hiện quá trình lọc. Kết hợp các bước xử lý khác từ đó đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt.
Mọi thông tin thắc mắc về xử lý nước bể bơi xin hãy vui lòng liên hệ đến hotline 0965.438.488 cho Wasaco để được tư vấn kịp thời nhất.
Trên đây là thông tin độ đục của nước cũng như phương pháp xác định, ảnh hưởng của độ đục tới nguồn nước, sức khỏe con người. Chúc người dùng có sự lựa chọn đúng đắn khi mua máy đo độ đục.