Phản ứng nhiệt phân NaHCO3 - Thí nghiệm thực tiễn và PTHH
Nhiệt phân NaHCO3 trong phòng thí nghiệm diễn ra như thế nào? Kết quả thu được ra sao và ứng dụng thực tế của thí nghiệm này để làm gì? Hãy cùng Wasaco tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé
Phản ứng nhiệt phân NaHCO3 – Thí nghiệm
NaHCO3 có thể dể dễ dàng xảy ra phản ứng nhiệt phân khi ở mức nhiệt thích hợp. Hãy cùng tìm hiểu về thí nghiệm nhiệt phân của chất này dưới đây nhé!
1. NaHCO3 là gì?
NaHCO3 hay Natri bicacbonat là một hợp chất vô cơ, thường được sử dụng với các tên thân thuộc như muối nở baking soda hay cooking soda,… Hợp chất được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống từ thực phẩm đến công nghiệp. (Theo Wikipedia)
NaHCO3 tồn tại ở thể rắn dạng bột màu trắng, có khả năng hút ẩm và tan trong nước. Trong tự nhiên chất này được tìm thấy trong quặng nahcalite tại các khu vực có suối, sông hồ từng chảy qua. Natri bicacbonat là một loại muối của axit yếu với tính chất bazơ mạnh hơn nhờ gốc kim loại Natri. Vì vậy chất này có thể làm đổi màu quỳ tím.
NaHCO3 dễ bị thủy phân để tạo thành natri hidroxit và axit cacbonhidric:
NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3
Có khả năng tác dụng với axit mạnh:
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
Phản ứng khi tác dụng với bazo:
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Tác dụng với xút để tạo ra muối trung hòa và nước:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Có khả năng chuyển hóa qua lại với Na2CO3 với nhiệt độ phù hợp:
2NaHCO3 ←t°→ Na2CO3 + H2O + CO2
2. Chuẩn bị thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3
Thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3 được thực hiện để quan sát phản ứng của chất này. Đây được coi là cách để tạo ra Na2CO3 đơn giản và hiệu quả. Trước khi tiến hành thí nghiệm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như sau:
- Ống nghiệm
- Cốc
- Đèn cồn
- Giá đỡ
- Ống dẫn khí
- Các hóa chất gồm: NaHCO3 và Ca(OH)2
Thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3
3. Các bước tiến hành
Để tiến hành thí nghiệm nhiệt phân NaHCO3, chúng ta tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Cho 1 thìa NaHCO3 vào ống nghiệm
- Bước 2: Dùng nút cao su để đậy nắp ống nghiệm lại
- Bước 3: Bật đèn cồn và hơ nóng toàn bộ ống nghiệm sau đó để dưới đáy ống nghiệm và đun
- Bước 4: Quan sát quá trình phản ứng
Hơi nước đọng trên thành ống nghiệm trong khi thực hiện nhiệt phân
⇒ Quan sát bằng mắt phản ứng, ta sẽ thấy có các hiện tượng như sau:
- Có nhiều giọt nước đọng trên thành ống nghiệm → Đây chính là hơi nước do nhiệt phân NaHCO3 tạo ra
- Ống nghiệm xuất hiện tình trạng bị vẩn đục → Là hỗn hợp bao gồm Na2CO3 và khí CO2.
Nhiệt phân nahco3 thu được sản phẩm là Na2CO3, khí CO2 và H2O.
Phương trình phản ứng nhiệt phân NaHCO3:
Sau khi đã quan sát và phân tích các hiện tượng xuất hiện trong thị nghiệp nhiệt phân NaHCO3, chúng ta có phương trình phản ứng như sau:
2NaHCO3 → Na2CO3 +CO2↑ + H2O
Ngoài ra thí nghiệm này có xảy ra thêm 1 phản ứng nữa, đó là:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ứng dụng nhiệt phân NaHCO3
Nhờ phản ứng nhiệt phân mà NaHCO3 được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống.
1. Trong thực phẩm
Người ta sử dụng bột baking soda để làm bánh nhờ nhiệt phân khi nấu với nhiệt độ cao, sinh ra Co2 giúp làm nở bánh, tạo độ bông xốp cho món ăn. Được ứng dụng trong các món ninh, hầm giúp thịt nhanh mềm hơn nhờ cơ chế sản sinh ra khí CO2, khí này tác dụng với nước để tạo ra axit giúp thịt nhanh chín hơn.
2. Trong công nghiệp
NaHCO3 ứng dụng trong công nghiệp sản xuất nước giải khát, các loại nước chanh để giảm nồng độ axit. Chúng cũng dùng trong một số ngành công nghiệp sản xuất cao su, giày da,…
3. Trong y tế
Baking soda có thể dùng để bào chế các loại thuốc khác nhau giúp chữa đau dạ dày, chữa các bệnh về răng, súc miệng, làm trắng răng,…Ngoài ra NaHCO3 còn có có một số ứng dụng để vệ sinh, tẩy uế các khu vực nhà vệ sinh, sân vườn sau nhà, cống rãnh,…
Ứng dụng của nhiệt phân NaHCO3 trong đời sống
Tóm lại trên đây là toàn bộ thông tin về phản ứng nhiệt phân NaHCO3. Mọi thông tin thắc mắc quý vị có thể liên hệ ngay tới Wasaco để được giải đáp chi tiết nhất. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất.