Dị ứng nước hồ bơi - Đi bơi về bị ngứa phải làm sao?

31/08/2021 11:00 UTC - Lượt xem: 30423

Dị ứng nước hồ bơi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bơi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Biểu hiện ra sao? Làm thế nào để khắc phục và phòng tránh hiệu quả?...Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Wasaco để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé.

Dị ứng nước hồ bơi

 

Dị ứng nước hồ bơi – Nguyên nhân

Dị ứng nước hồ bơi do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do chất lượng nước không đạt chuẩn. Ngoài ra cũng do da của người bơi ảnh hưởng một số thành phần hóa chất trong nước…Ngay sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé:

1. Trong nước chứa nhiều vi sinh vật

  • Trong quá trình vận hành, bể bơi thường chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như lá cây, bụi bẩn, các loại vi trùng có trong nước mưa… Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong nước.
  • Ngoài ra, các chất bài tiết từ cơ thể con người trong quá trình bơi cũng được xem là nguyên nhân gây tạo ra các loại vi khuẩn trong nước bể bơi.
  • Do đó để đảm bảo chất lượng nước. Cần phải sử dụng các hóa chất chuyên dụng thuộc nhóm hóa chất khử trùng để ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn.

2. Dị ứng hóa chất trong nước (như Clo)

Bể bơi là môi trường chứa nhiều hóa chất xử lý nước, tuy nhiên nếu sử dụng hóa chất không đúng kỹ thuật, sai liều lượng, cách thức… Đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, lượng hóa chất tồn dư trong nước quá nhiều. Điều này có thể khiến da người bơi bị dị ứng. Đặc biệt với những người sở hữu làn da nhạy cảm, sẽ dễ phản ứng với các hóa chất trong nước hơn.

Hiện nay đối với hóa chất clo, nồng độ cho phép ở mức 0,3 – 0,5 mg/l. Tuy nhiên khi bổ sung hóa chất này vào nước nếu vượt ngưỡng tiêu chuẩn này dễ gây ra tình trạng dị ứng cho người bơi.

 

Nguyên nhân gây dị ứng nước bể bơi

Nguyên nhân gây dị ứng nước bể bơi

 

Những biểu hiện dị ứng nước bể bơi

Thông thường khi bị dị ứng nước bể bơi. Các dấu hiệu sẽ thể hiện ngay trên bề mặt da hoặc thông qua các cơ quan như xúc giác, khứu giác… Của người bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của tình trạng này:

  • Trên bề mặt da nổi mẩn đỏ.
  • Nổi mề đay, ngứa ngáy.
  • Phát ban da.
  • Xuất hiện mụn nhọt.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Choáng váng, người mệt mỏi.
  • Khó nuốt.
  • Đau đầu.

 

Biểu hiện dị ứng nước bể bơi

Biểu hiện dị ứng nước bể bơi

 

Cách chữa dị ứng nước hồ bơi

Ở phần nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về một số biểu hiện của dị ứng nước. Nếu nhận thấy bản thân xuất hiện một trong các dấu hiện trên. Bạn cần di chuyển ngay ra khỏi bể bơi, theo dõi và đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ điều trị nếu dấu hiệu bệnh không có sự thuyên giảm. Ngoài ra các bạn cũng có thể cân nhắc để áp dụng các biện pháp dưới đây:

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng dị ứng của bạn ở tình trạng nhẹ. Các bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước gây dị ứng và tắm sạch mỗi ngày. Lưu ý không dùng tay để gãi vì có thể tạo ra vết xước. Có thể gây viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và khiến tình trạng bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.

Nghỉ ngơi và ăn nhiều rau xanh hoa quả

Nghỉ ngơi và ăn nhiều rau xanh hoa quả

Chú ý đến chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh một số loại thức ăn như thịt bò, thịt gà, hải sản, thuốc lá, bia rượu,…

2. Bôi kem ngoài da

Đây cũng được xem là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả mà các bạn có thể cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Loại thuốc phù hợp nhất chính là thuốc bôi tại chỗ chứa chất kháng khuẩn để làm giảm tình trạng ngứa rát hiệu quả.

Có thể sử dụng kết hợp thuốc uống nếu bác sĩ chỉ định.

 

Sử dụng kem bôi ngoài da

Sử dụng kem bôi ngoài da

 

3. Uống thuốc

Khi tình trạng dị ứng nước bể bơi của bạn ở mức nặng hơn. Sử dụng thuốc uống là một trong những cách hiệu quả giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Bởi lúc này lượng Histamin trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng Histamin. Ví dụ như: Dexchlorpheniramine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine,… Lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc uống nhé, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

4. Tiêm thuốc

So với việc uống thuốc, thì tiêm sẽ mang đến hiệu quả nhanh hơn. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc kháng Histamin vào cơ thể bạn.

5. Sử dụng các bài thuốc Đông y, các bài thuốc Nam

Một số loại dược liệu tự nhiên có khả năng làm dịu tình trạng dị ứng như lá khế, lá ổi, củ gừng, lá tía tô,…Các bạn có thể cân nhắc áp dụng để điều trị dị ứng nước bể bơi. Theo phương pháp dân gian có thể nấu thành nước để tắm cũng mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này thường phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

 

Sử dụng các bài thuốc nam và Đông y

Sử dụng các bài thuốc nam và Đông y

 

6. Điều trị bằng phương pháp quang học

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng PUVA (bức xạ tia cực tím A) và PHVB (bức xạ tia cực tiếp B) để ức chế thụ thể histamin. Phương pháp này sẽ giảm thiểu tình trạng ngứa ngay trên da nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da về sau. Thế nên các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm đến: https://wasaco.vn/thiet-bi-be-boi

Phương pháp phòng tránh dị ứng nước

“Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh” là câu nói của cha ông ta từ xưa. Các bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng dị ứng này một cách hiệu quả. Thế nên để bản thân không rơi vào tình trạng này. Các bạn nên lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Trước khi bơi nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm để tạo lớp màng bảo vệ da. Để khi tiếp xúc với nước lớp màng kem dưỡng ẩm sẽ bảo vệ da trước những tác nhân gây hại có trong nước.
  • Nên bơi ở những bể sạch sẽ, uy tín. Bởi những bể bơi uy tín thường vệ sinh bể bơi định kỳ. Quá trình sử dụng hóa chất đạt chuẩn nên không ảnh hưởng đến chất lượng nước trong bể.
  • Hạn chế bơi lội vào những ngày nghỉ hay cuối tuần. Vì lúc này số lượng người tham gia bơi khá đông, nguy cơ bị mắc các bệnh về da sẽ cao hơn.
  • Sau khi bơi cần tắm tráng và thoa kem dưỡng ẩm. Thông thường các bể bơi thương mại sẽ thiết kế khu vực tắm tráng cho người bơi. Do đó khi bơi lội xong các bạn không nên bỏ qua bước này để hạn chế tốt nhất tình trạng bị dị ứng.
  • Vệ sinh bể bơi định kỳ, sử dụng hóa chất xử lý đúng liều lượng. Đây cũng được xem là cách phòng tránh hiệu quả. Bởi quá trình sử dụng hóa chất đáp ứng tiêu chuẩn sẽ không làm thay đổi chất lượng nước nên hạn chế tối đa tình trạng dị ứng…

Wasaco vừa chia sẻ đến các bạn một số nội dung liên quan đến dị ứng nước hồ bơi. Mong rằng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn tìm được phương án xử lý phù hợp nhất. Cũng như hạn chế mắc phải tình trạng này một cách tốt nhất.

 




Bài xem nhiều