Đuối nước là gì ? Cách phòng tránh tình trạng đuối nước
Mùa hè đến là khoảng thời gian thường xuyên xảy ra các ca tử vong do đuối nước. Vậy đuối nước là gì ? Khi gặp người đuối nước ta phải làm như thế nào ? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn đón đọc.
Nội dung chính
Đuối nước là gì?
Theo như WHO – Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa đuối nước là hiện tượng suy hô hấp xảy ra ở người lớn và trẻ em mà nguyên nhân là do chất lỏng ( thường là nước ) xâm nhập vào khí quản gây khó thở. Dẫn đến tình trạng thiếu oxy, các cơ quan chức năng trong cơ thể sẽ ngừng hoạt động gây nên những tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh, thậm chí là gây ra tử vong.
Hàng năm ở Việt Nam trung bình có khoảng hơn 2000 trẻ em bị đuối nước. Đây là một con số đáng báo động, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức về đuối nước và cách phòng tránh.
Các giai đoạn của người bị đuối nước?
Có thể nói bất kì ai trong chúng ta cũng bị đuối nước, ngay cả những người biết bơi. Đối với những người đang gặp tình trạng đuối nước, mạng sống được tính bằng từng giây từng phút. Dưới đây là 3 giai đoạn của đuối nước:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu hoảng loạn và chìm dần
- Giai đoạn 2: Hít nước vào, thanh quản sẽ xảy ra phản xạ co thắt, phổi vẫn khô
- Giai đoạn 3: Nước sẽ tràn vào phổi qua đường mũi và miệng gây thiếu oxy, mô phổi bị tổn thương và giảm diện tích khuếch tán.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan tại: https://wasaco.vn/thiet-bi-be-boi
Những dấu hiệu có thể nhận biết tình trạng bị đuối nước
Đuối nước là trạng thái cơ thể bị thiếu oxy. Vậy nên người bị đuối nước thường có các dấu hiệu như:
- Hoảng loạn, mất ý thức tự chủ, xảy ra tình trạng co giật
- Khó thở, không thở được, đau xương ngực
- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp
- Da tím tái, đờm lẫn máu
- Phù não do không có oxy lên não
Đây chính là những biểu hiện của những người đuối nước, trả lời cho câu hỏi “ Đuối nước là gì”
Nguyên nhân dẫn đến đuối nước là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đuối nước. Hãy cùng tìm hiểu từng nguyên nhân để biết cách phòng tránh bạn nhé.
Do không biết bơi
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đuối nước và chết đuối hiện nay. Nếu chẳng may rơi xuống nước, mà có sẵn các kĩ năng bơi lội sẽ giảm thiểu nguy cơ bị đuối nước.
Hiện tượng chuột rút trong khi đang bơi
Hiện tượng này xảy ra đối với chính những người có kĩ năng bơi. Nếu không nhanh chóng xử lý có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đây chính là lý do khiến ngay cả những người bơi lội giỏi cũng có thể gặp nguy cơ đuối nước.
Bơi ở những vị trí nguy hiểm
Việc đi bơi ở những vị trí không an toàn như dòng sông chảy xiết, hay khu vực thủy triều đang lên,… Nếu như không được trang bị các đồ bảo hộ sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Hàng năm có rất nhiều trường hợp chết đuối là do nguyên nhân này.
Cách sơ cứu người đuối nước giảm thiểu rủi ro
Với những người đang trong tình trạng đuối nước, bạn phải nhanh chóng thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Đưa đến vị trí an toàn, kiểm tra đường thở
- Bạn phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước, đến chỗ an toàn và kiểm tra xem họ còn thở không.
- Nếu không thấy họ còn thở, hãy bắt mạch ở cổ hoặc trên cổ tay của nạn nhân trong vòng 10 giây.
- Bước 2: Thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực ( trong trường hợp mạch không còn đập.
- Trước tiên bạn đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân.
- Đặt lòng bàn tay còn lại lên mu bàn tay kia. Hãy nhớ là phần khủy tay phải thẳng, phần vai vuông góc với hay tay.
- Tiến hành thực hiện ép tim 30 lần với tần suất 100 lần/ phút. Mỗi lần bạn ấn sâu 5 cm. Bên cạnh đó là khai thông đường thở bằng cách dùng khăn hoặc gạt để loại bỏ đờm, dãi, dị vật ra khỏi miệng nạn nhân.
Động tác ấn tim ngoài lồng ngực để giúp nạn nhân thở trở lại
- Bước 3: Hô hấp nhân tạo
Nếu nạn nhân không tự thở được, chúng ta làm tiếp các bước sau đây:
- Để cổ nạn nhân ngửa, có thể kê vật gì đó sau cổ và nâng cằm lên
- Một tay kẹp mũi nạn nhân lại, áp miệng của mình vào miệng họ để thổi ngạt với tần suất 2 lần/giây.
- Kết hợp với phương pháp ấn tim ngoài lồng ngực cứ 30 lần ép tim, 2 lần hô hấp nhân tạo
- Thực hiện cho đến khi nạn nhân có thể tự thể hoặc có sự giúp đỡ từ đội ngũ y bác sĩ
Giải pháp hạn chế các tình trạng đuối nước
Để phòng tránh nguy cơ đuối nước. Mỗi cá nhân nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Tham gia các lớp học bơi
Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Giúp phát triển chiều cao ở lửa tuổi dậy thì. Bên cạnh đó nó cũng là kĩ năng bảo vệ bạn thân khỏi nguy cơ bị đuối nước.
Hiện nay việc học bơi trở nên đơn giản hơn khi bạn có thể đến các bể bơi hoặc các trung tâm để đăng kí học bơi. Nhất là với trẻ em, bạn nên cho các bé học bơi ngay từ sớm để bé được phát triển toàn diện cũng như có kĩ năng để bảo vệ bản thân.
Trang bị kĩ năng bao để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị đuối nước
Chọn lựa bơi ở những địa điểm an toàn
Nếu bạn yêu thích bộ môn này có thể tìm đến các bể bơi hoặc các trung tâm thể thao. Ở đây sẽ có nhân viên cứu hộ và đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng đảm bảo an toàn cho bạn. Nếu có rơi vào tình trạng nguy hiểm có thể kịp thời cấp cứu.
Các trang thiết bị cấp cứu kịp thời nếu bạn rơi vào trạng thái nguy hiểm
Tuyệt đối không nên bơi lội ở những khu vực nước sâu, vắng người
Các khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như sông, hồ, ao, suối do nơi đây xuất hiện những xoáy nước, nước sâu, chảy xiết. Vì vậy để đảm bảo an toàn. Bạn không nên tắm cũng như cảnh báo, ngăn chặn kịp thời trẻ em có ý định bơi ở những khu vực như này.
Trên đây là những kiến thức xoay quanh câu hỏi “Đuối nước là gì ?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. Mọi thắc mắc xin vui liên hệ với Wasaco để được hỗ trợ.